NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ KÉO DÀI TUỔI THỌ MÁY IN MÃ VẠCH.
13 ĐIỀU CẦN BIẾT NẾU BẠN MUỐN GIẢM THIỂU HƯ HỎNG VÀ KÉO DÀI TUỔI THỌ MÁY IN MÃ VẠCH.
Máy in tem nhãn mã vạch ngày nay được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất. Nó là một trong những nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của chính doanh nghiệp của bạn, tuy nhiên có những việc nhìn vào tuy rất đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách làm cho máy in có tuổi thọ lâu và hạn chế tối đa những lỗi hư hỏng của máy.
Lặp kế hoạch vệ sinh định kỳ cho máy in tem nhãn.
1, Thường xuyên lau chùi máy in với cồn và vải mềm khi thay tem nhãn và mực in mã vạch.
Máy in hoạt động thường xuyên và để tại một chỗ sẽ có rất nhiều bụi bẩn bám vào, những hạt bụi này càng ngày bám càng nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ cũng như khả năng hoạt động của máy. Vì vậy, khi thay giấy và ribbon bạn hãy dành chút thời gian vệ sinh cho máy, ngoài ra bạn có thể dùng cây cọ quét những khu vực nằm sâu trong máy như bánh răng, nhông để đảm bảo máy luôn hoạt động trơn chu.
2, Bảo quản giấy in và ribbon mã vạch trong môi trường sạch sẽ.
Giấy in luôn sạch sẽ không có bụi bẩn sẽ giúp máy in hoạt động trơn chu hơn, bạn sẽ không phải mất thời gian tháo máy ra để lấy nhưng mẫu giấy in bị mắc kẹt bên trong. Ngoài ra bạn bảo quản tốt tem nhãn và mực in mã vạch sạch sẽ không có dính tạp chất sẽ rất tốt cho đầu in của máy in mã vạch.
Bảo quản tem nhãn và mực in mã vạch trong môi trường sách, không có bụi bẩn, có Nylon hoặc màng PE bao phủ bên ngoài, nhiệt độ bảo quản tốt nhất từ 22 đến 40 độ C.
3, Nhiệt độ phòng bảo quản tem nhãn và ribbon mã vạch phải ổn định.
Nhiệt độ rất quan trọng, nó sẽ ảnh hưởng đến độ cứng của bề mặt giấy, chất keo bên trong. Mực in mã vạch cũng vậy, nhiệt độ cao quá sẽ làm chất sáp và chất resin tổn thương, bình thường nhiệt từ 22 độ đến 40 độ là tốt nhất, tránh nơi có độ ẩm và ánh sáng chiếu trực tiếp.
4, Lắp ribbon in tem nhãn mã vạch đúng cách, đúng quy trình theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Mỗi loại máy in có một quy trình lắp mực in tem nhãn riêng, máy nào sử dụng face out thì nên sử dụng face out, đối với máy sử dụng face in cũng vậy, việc tưởng chừng đơn giản nhưng nếu bạn lắp không đúng trục lắp ribbon dẫn mực sẽ bị tổn thương hệ thống lò xo và nhông. Hãy tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc của nhà sản xuất bạn nhé.
Tất cả các máy in tem nhãn đều có sơ đồ hướng dẫn đường đi của Ribbon và tem nhãn được vẽ trực tiếp trên thùng máy.
5, Sử dụng ribbon có chất lượng tốt.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nhà sản xuất Ribbon, nhiều đơn vị khác khuyên bạn hãy xài Ribbon chính hãng nhưng thật sự bạn có biết loại nào chính hãng không, thứ hai Ribbon sản xuất ra từ biết bao nhiêu hãng, vậy hãng nào là chính và hãng nào là phụ, các bạn nên test mực trước khi đặt hàng, giảm sử dụng những loại mực có màu quá đen và tối. Ribbon in mã vạch không đúng chất lượng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đầu in mã vạch của bạn mau hay lâu hư.
6, Vệ sinh đầu in của máy in mã vạch thường xuyên.
Tất cả các máy in mã vạch, đầu in chiếm giá trị 1/3 máy do đó bạn phải bảo quản thật tốt, nhà sản xuất khuyến cáo cứ mỗi sau một chu trình chạy hết một cuộn Ribbon bạn nên vệ sinh đầu in một lần trước khi lắp cuộn Ribbon mới vào.
Vệ sinh đầu in rất đơn giản nhưng nó rất quan trọng, bạn nên tham khảo các nguyên nhân hư hỏng đầu in tại đây http://mavachbinhduong.vn/kien-thuc-ma-vach/tai-lieu-ma-vach/dau-in-ma-vach-la-gi-va-nhung-nguyen-nhan-gay-hu-hong-dau-in-2068-4383.html
7, Không sử dụng bất kỳ dụng nào như dao kéo để lấy giấy kẹt ra khỏi máy.
Trong quá trình in tất nhiên sẽ có trường hợp tem nhãn dính vào bên trong máy hoặc dính vào bên dưới trục Roller, nếu xảy ra bạn phải bình tĩnh dùng tay lăn nhẹ trục Roller để xoay và kéo giấy ra từ từ. Tránh dùng dao kéo để cắt hay rọc, nó sẽ làm rách hoặc khuyết phần cao su trên trục Roller.
Không được dùng lưỡi dao cắt giấy dính trên trục Roller (trục màu trắng), nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bản in.
8, Không được tháo gỡ các bộ phận bên trong máy.
Khi phát sinh một vấn đề gì, tốt nhất bạn nên gọi cho chúng tôi hoặc bất kỳ những đơn vị kỹ thuật nào, họ sẽ hướng dẫn bạn, đừng tự ý tháo các dây curoa, nhông hay bánh răng.
9, Trục áp lực của máy.
Không nên tự ý điều chỉnh trục áp lực của máy, nên để ở mức thấp nhất nếu có thể, nếu các bạn tăng quá cao nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ của máy, đặc biệt là trục Roller và các dây curoa, nhông…bạn để ý xem khi tăng áp lực máy bạn sẽ chạy rất nặng và phát ra tiếng ồn.
10, Nhiệt độ của máy nên để ở chế độ thấp nhất.
Nhiệt độ sử dụng càng cao thì đầu in của máy càng mau nhanh hư, bạn nên hạ ở mức thấp nhất có thể mà bản in vẫn có thể in ra đẹp nhất. Do đó bạn cũng nên xem chọn lựa những loại mực in mã vạch tốt và phù hợp nhất.
11, Điều chỉnh hai ngàm giữ giấy phù hợp với kích thước tem nhãn.
Hai ngàm giữ giấy rất quan trọng, bạn phải điều chỉnh cho phù hợp với các loại kích cỡ khổ giấy khi thay quy cách, nó giúp bạn khi in tránh lệch giấy, nội dung in ra tránh sai lệch so với kích thước nhãn in, máy bạn ít báo lỗi Papper Out.
Điều chỉnh ngàm giữ và trục đỡ không cho bị đảo khi giấy di chuyển.
12, Giữ máy in luôn trong tình trạng sạch nhất.
Luôn luôn đậy nắp máy in 100% trừ khi thay Ribbon mực in và tem nhãn mã vạch, cấm tuyệt đối không để để các vật dụng như lưỡi dao, kéo hay các vật liệu cứng khác bên trong máy. Chỉ cần một chút sơ xuất nhỏ thôi nó cũng sẽ làm hư các vị trí khác bên trong máy, vệ sinh thường xuyên hai con mắt senso giấy và ribbon.
Máy in sau khi thay tem nhãn, mực in phải đậy nắp lại cẩn thận, không được để các vật dụng như lưỡi dao, giấy ở bên trong.
13, Yếu tố cuối cùng là con người.
Các bạn phải tự bảo quản và nâng niu chúng, đừng ép khi chúng đã lớn tuổi, đã quá cũ kỹ hoặc đã chạy liên tục quá nhiều, hãy cho nó nghỉ ngơi một chút. Cái máy cũng nóng cũng mệt giống con người chúng ta mà thôi.
Xin gửi đến một số nguyên nhân bảo quản máy cũng như yếu tố dẫn đến máy in mã vạch bạn hư hỏng, nếu cần sự giúp đỡ nào hãy gọi cho chúng tôi. Mã Vạch Bình Dương luôn luôn sẵn lòng hỗ trợ cho tất cả các bạn.