• UY TÍNH - CHẤT LƯỢNG - GIÁ CẢ CẠNH TRANH
  • MÃ VẠCH BÌNH DƯƠNG
  • UY TÍNH - CHẤT LƯỢNG - GIÁ CẢ CẠNH TRANH
Có bao nhiêu loại máy in mã vạch và cách chọn lựa như thế nào ?

03 LOẠI MÁY IN TEM NHÃN MÃ VẠCH, MÁY IN BARCODE THÔNG DỤNG.

 

Trước khi đi mua máy in mã vạch bạn cần tìm hiểu chút kiến thức, hãy cùng tìm hiểu với Mã Vạch Bình Dương chúng tôi.

 

Máy in tem nhãn mã vạch là gì ?

 

Máy mã vạch là một loại máy in chuyên dụng, thường được kết nối với máy tính, như một thiết bị ngoại vi để in mã vạch. Các máy in này thường được hỗ trợ bằng phần mềm để người dùng lựa chọn kiểu dáng nhãn mã vạch và các nội dung thông tin cần in, độ phân giải, loại và kích thước mã vạch cần in.

 

Hình thức in của máy in mã vạch như thế nào ?

 

Máy in mã vạch được in theo hai phương pháp : Một là sử dụng nhiệt trực tiếp của đầu in tác động lên giấy cảm nhiệt, loại giấy có sẵn mực bên trong để tạo ra các vệt in. Hai là dùng nhiệt độ từ đầu, in gián tiếp làm nóng chảy chất sáp Wax hoặc chất nhựa Resin trên ruy băng (ribbon - mực in mã vạch) để tạo ra các vệt in.

 

máy in Zebra

 

Máy in tem nhãn mã vạch, tem barcode, tem nhãn dán thùng hiệu Zebra.

 

hình-thức-in-chuyển-nhiệt-qua-ribbon-mực-in-mã-vạch

 

Hình thức in chuyển nhiệt qua Ribbon

 

In truyền nhiệt trực tiếp hay in truyền nhiệt gián tiếp cái nào tốt và tiết kiệm hơn ?

 

Tính về góc độ tiết kiệm chi phí thì 02 loại cũng tương đương nhau, nếu in gián tiếp thì phải tốn thêm mực in mã vạch + giấy decal không mực sẵn bên trong, còn in trực tiếp thì không cần dùng mực in mã vạch nhưng giá thành giấy decal cao hơn loại giấy thường rất nhiều, do phải tốn thêm chi phí cán mực vào sẵn bên trong giấy.

 

Xét về góc độ tốt hơn thì in nhiệt trực tiếp với thành phần mực có sẵn trong giấy sẽ tốt hơn, thời gian bảo quản lâu hơn nhưng về tổn hại hay thời gian sử dụng đầu in thì không bằng in gián tiếp qua phim mực (ribbon  - mực in mã vạch)

 

Có bao nhiêu loại máy in mã vạch ?

 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại máy in mã vạch nhưng được quy về 03 loại sau:

 

Máy in tem nhãn mã vạch để bàn (Desktop)

 

Máy in mã vạch để bàn : là loại nhỏ gọn, in với công suất tương đối. Một số dòng máy nổi tiếng như Samsung Bixolon SLPT403, SLPT400, máy Godex 1100 Plus, máy TSC TTP 244 Plus, Datamax O’Neil E-Class Mark III, máy Intermec PC43, PC23, máy Zebra GK420T, GX420D, GX420T, GX420D, ZD230, ZD420…Chiều dài tối đa cuộn giấy là 50m tới và bề rộng khổ giấy là 110mm, nhưng chỉ in được khoảng 104mm.

máy-in-mã-vạch-để-bàn-hiệu-zebra-gt800,-zd230,-zd420-được-thiết-kế-nhỏ-gọn-với-công-suất-thấp

Máy in mã vạch để bàn hiệu Zebra GT800, ZD230, ZD420 được thiết kế nhỏ gọn với công suất thấp

 

Máy in tem nhãn mã vạch công nghiệp.

 

Dòng máy in mã vạch công nghiệp : là dòng máy với cấu hình mạnh mẽ với nhiều chức năng, tốc độ in cực nhanh, độ sắc nét cao, chạy xuyên suốt không biết mệt mỏi. Bề rộng nhãn in có thể lên đến 168mm, chiều dài cuộn giấy đạt 150m tới, chiều dài ribbon có thể lên đến 450m.

máy-mã-vạch-công-nghiệp-hạng-nặng,-có-thể-hoạt-động-liên-tục

Máy mã vạch công nghiệp hạng nặng, có thể hoạt động liên tục 24/7

 

Một số máy thông dụng như Avery Dennison, Datamax, Argox, TSC, Sato, Toshiba nhưng nổi trội nhất là dòng máy Zebra của Mỹ sản xuất như ZM400, ZM600, ZT230, Z4M, S4M, ZT410, ZT420, ZT411, ZT421, ZT510, ZT610, ZT620, 110Xi4, 140Xi4, 170Xi4, 105SL Plus, 220Xi4… đó là những dòng máy hạng nặng.

 

Máy in tem nhãn mã vạch di động.

 

Máy in mã vạch di động : là những dòng máy cầm tay nhỏ gọn, chức năng tương đối, tốc độ rất chậm.

 

Hiện nay dòng máy nào tốt và được ưa chuộng nhất ?

 

Nói chung các dòng máy nào cũng có một tính năng nổi bật riêng, nói về góc độ tốt thì bạn nên chọn các dòng máy in công nghiệp. Thì trường hiện nay có vô vàn các loại máy nhưng theo chúng tôi thì dòng máy của hãng Zebra là ổn nhất, kế đến là dòng Datamax, xong đến Avery, Sato và Toshiba.

 

Cách chọn máy in mã vạch dựa vào những tiêu chí nào ?

 

Trước khi mua bạn cần xác định mục đích của bạn mua về để làm gì, in trên chất liệu nào, sản phẩm cần dán là hàng cao cấp hay bình dần , nếu là hàng cao cấp bạn phải chọn những dòng máy có độ phân giải cao in mới sắc nét được. Số lượng tem nhãn bạn cần in ít hay nhiều, ít thì bạn chọn máy để bàn, nhiều thì bạn nên chọn dòng máy công nghiệp, bạn cần cầm tay thì chọn những dòng máy cầm tay. Và tiêu chí cuối cùng là bạn một in một con tem, con nhãn to cỡ nào, nếu bạn muốn in tem nhãn khổ 104mm đổ lại bạn chọn máy nào cũng được, nếu bạn muốn ít những loại tem lớn, khổ ngang hơn 110mm thì cần phải tìm kỹ, một số dòng máy khổ lớn như Zebra 140Xi4, 170Xi4, 220Xi4, ZT610, ZT620, Datamax W6208, W6308, Sato CL608E, CL612E..

 

giấy-decal-dùng-để-in-tem-nhãn-mã-vạch

 

Giấy decal dùng để in tem nhãn mã vạch

 

Thời gian bảo hành như thế nào ?

 

Thông thường thời gian bảo hành là 12 tháng đến 15 tháng, còn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất, chế độ bảo hành và hậu đãi còn tùy thuộc vào các đại lý, đến với chúng tôi quý khách sẽ được bảo hành trọn đời. Chúng tôi phân phối và giao hàng tất cả các khu vực Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Nai, Vũng Tàu, Bến Tre, Phan Thiết, Lâm Đồng, Gia Lai, Nha Trang, Khánh Hòa, Bình Định, Sóc Trăng, Bạc Liêu…

 

Các phụ kiện in ấn tem nhãn như thế nào ?

 

Các phụ kiện mã vạch như giấy in tem nhãn mã vạch, mực in mã vạch chúng tôi cung cấp đầy đủ, chúng tôi chạy theo yêu cầu của quý khách, thời gian giao hàng từ 03 đến 05 ngày kể từ khi nhận được đơn hàng, ngoài ra công ty chúng tôi có đầy đủ giấy chứng nhận nên quý khách yên tâm về chất lượng, đổi trả 1 trả 1 nếu như sản phẩm bị lỗi.

 

Quý khách có thể tham khảo thêm các mục bài viết trong website: www.mavachbinhduong.vn, có đầy đủ mọi thông tin ít nhiều cũng có thể giúp ích được cho các bạn.

 

Một lần nữa xin cám ơn các bạn đã đọc bài viết, chúc các bạn chọn lựa được các loại máy in mã vạch như ý, chúc thành công và sức khỏe.

 


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC: Tài liệu mã vạch

09 Yếu tố cần xem xét khi lựa chọn giấy in tem nhãn mã vạch.

Phương tiện truyền thông tiêu hao là một thành phần quan trọng của hệ thống in tem nhãn trên máy mã vạch. Có nhãn đúng cho các ứng dụng của bạn và có thể cải thiện độ chính xác, chi phí thấp hơn vật liệu xử lý và thực hiện hiệu quả hơn trong hoạt động kho hàng của bạn. Đối với nhiều người, việc chọn ra các nhãn đúng có thể là một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn nhớ các ký tự chính trong Barcode thì sẽ không có một vấn đề gì.

Cách bảo quản để kéo dài tuổi thọ đầu in nhiệt máy in mã vạch.

Làm thế nào để bảo quản đầu in máy in mã vạch? Đầu in mã vạch là một mắc xích cực kỳ quan trọng trong hệ thống máy in mã vạch, chất lượng bản in có tốt hay không nó quyết định đến 90%. Giá trị của nó chiếm 1/3 tổng giá trị của một máy in khi mua mới, nó là một sản phẩm cực kỳ tiêu hao nếu như bạn sử dụng và bảo quản không đúng cách. Chúng tôi nhận rất nhiều lời than phiền tại sao máy in tem nhãn mới mua nữa năm mà đầu in nhiệt lại hư, bị trầy xước, hôm nay tôi xin trình bày một số phương pháp làm thế nào để bảo quản đầu in nhiệt được sử dụng lâu dài, hãy dành chút thời gian đọc hết bài viết này và tôi cam đoan nó sẽ giúp ích cho bạn đến 99%.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ KÉO DÀI TUỔI THỌ MÁY IN MÃ VẠCH.

Máy in hoạt động thường xuyên và để tại một chỗ sẽ có rất nhiều bụi bẩn bám vào, những hạt bụi này càng ngày bám càng nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ cũng như khả năng hoạt động của máy. Vì vậy, khi thay giấy và ribbon bạn hãy dành chút thời gian vệ sinh cho máy, ngoài ra bạn có thể dùng cây cọ quét những khu vực nằm sâu trong máy như bánh răng, nhông để đảm bảo máy luôn hoạt động trơn chu.

Giấy decal in tem nhãn mã vạch và các chế độ in trên máy barcode.

Giấy in mã vạch hay còn gọi là decal in mã vạch là loại giấy chuyên dùng để in thông tin của mã vạch lên hàng hóa đó thông qua máy in mã vạch, khổ giấy được bế theo từng kích thước con tem nên cũng thường gọi là tem in mã vạch hoặc nhãn in mã vạch. Giấy in mã vạch thông thường có 02 lớp, mặt trước là lớp bóng hoặc nhám dùng để in thông tin hàng hóa, mặt sau có lớp keo dùng để dán lên sản phẩm.

TEM NHÃN MÃ VẠCH VÀ GIẢI PHÁP IN ẤN.

Nhãn in là một thành phần quan trọng của bất kỳ ứng dụng nào trong đó mặt hàng cần phải được xác định một cách nhanh chóng và dễ dàng. Mặc dù nhãn in có thể có vẻ phức tạp khi lần đầu tiên sử dụng nhưng lợi ích của nó là rất mạnh mẽ và được tạo ra đúng cách. Cho dù bạn đang làm nhãn cho các lô hàng hay đối với một nhà kinh doanh, hoặc cho các sản phẩm, một nhãn hiệu barcode là một công cụ đáng tin cậy để giúp quản lý hệ thống theo dõi bất kỳ.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BẢN IN TEM NHÃN MÃ VẠCH.

Vấn đề chất lượng in và bản in có thể được gây ra bởi vô số các nguồn hoặc kết hợp giữa các nguồn với nhau. Dưới đây là một danh sách các thông số ảnh hưởng đến quá trình in nhiệt trên máy in mã vạch. 1, Tốc độ của máy in. 2, Nhiệt độ đốt nóng của đầu in. 3, Thành phần đặc điểm của bề mặt tem nhãn nguyên liệu. 4, Độ phân giải của máy in và đầu in. 5, Trục áp lực tác động lên đầu in. 6, Mối liên kết giữa trục lăn và đầu in. 7, Mối liên hệ và sự kết dính giữa các lực lượng trong thành phần máy in.

CẤU TẠO ĐẦU IN MÃ VẠCH, ĐẦU IN NHIỆT.

Thành phần chính bên trong của một đầu in nhiệt là sản phẩm của các yếu tố nhiệt hợp kim sắt được bảo vệ bởi một lớp kính đặc biệt mà các thuộc tính cho phép truyền nhiệt hiệu quả và ổn định trong một khoảng thời gian dài. Các yếu tố làm nóng chỉ nằm tại một vị trí nhỏ bên dưới chạy dọc theo chiều rộng của đầu in.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI CHỌN MUA ĐẦU ĐỌC MÃ VẠCH.

Máy quét mã vạch, máy đọc mã vạch ngày nay đã trở thành công cụ đắc lực trong quản lý sản phẩm cho các ngành bán lẻ, kiểm kho, y tế...Làm thế nào để lựa chọn một máy quét mã vạch vừa chất lượng lại phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Chúng tôi xin chia sẻ với quý khách hàng những lưu ý khi lựa chọn máy đọc mã vạch, máy quét mã vạch như sau:

THÀNH PHẦN CẤU TẠO VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẦU ĐỌC MÃ VẠCH.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng, nhiều loại máy quét mã vạch, mỗi loại sẽ có một tính năng đặc trưng riêng nhưng chung quy để hình thành một máy quét mã vạch phải có đầy đủ 03 thành phần chính sau: 1, Thứ nhất là Bộ phận quét barcode : phát ra 1 chùm tia sáng vào ký hiệu mã vạch để lấy thông tin, tùy theo công nghệ chế tạo mà người ta chia làm 2 loại barcode scanner: