• UY TÍNH - CHẤT LƯỢNG - GIÁ CẢ CẠNH TRANH
  • MÃ VẠCH BÌNH DƯƠNG
  • UY TÍNH - CHẤT LƯỢNG - GIÁ CẢ CẠNH TRANH
Bán giấy in bill giấy in hóa đơn tại Bình Dương

Giấy in Bill, giấy in hóa đơn, giấy in nhiệt, giấy in Bill K57, giấy in Bill K80, giấy in hóa đơn K57, giấy in hóa đơn K80, bán giấy in Bill tại Bình Dương, bán giấy in hóa đơn tại Bình Dương, bán giấy in nhiệt tại Bình Dương, bán giấy in hóa đơn cho quán cà phê nhà hàng tại Thủ Dầu Một.

 

Thị trường càng phát triển thì nhiều nhà sản xuất, nhà dịch vụ ăn theo ra đời một cách rầm rộ​, nhiều chiêu thức kinh doanh cũng được đưa lên tầm cao mới sẽ kéo theo nhiều mánh khóe ra đời, hôm nay xin gửi đến quý anh chị và các bạn một số thông tin liên quan đến giấy in bill, giấy in hóa đơn…Trước hết bạn cần biết giấy in bill là gì, cùng tìm hiểu với chúng tôi.

 

1, Giấy in bill là gì ?

 

Giấy in bill hay còn gọi là giấy in hóa đơn, thực chất nó là một loại giấy cảm nhiệt được cán một lớp mực bên trong sau đó phủ thêm một lớp giấy mỏng bên ngoài. Thông thường khi bạn nhìn vào thì nó là một lớp giấy trắng phẳng, chỉ hiện thông tin khi nó được in trên máy in nhiệt, các phần tử nhiệt đốt nóng và làm tan chảy mực dưới lớp giấy.

Bán giấy in nhiệt K80

 

Giấy in Bill, giấy in hóa đơn K57.

 

2, Có bao nhiêu loại giấy in bill, giấy tính tiền ?

 

Thông thường giấy in bill thường có 02 loại, đó giấy in nhiệt và giấy in kim, trong đó giấy in nhiệt được sử dụng rộng rãi hơn trong các cửa hàng, siêu thị, shop, quán cà phê, quán nhậu, quán Bar…

 

3, Giấy in nhiệt có bao nhiêu loại kích thước ? Hai loại này có sử dụng chung cho một máy được không ?

 

Giấy in nhiệt, giấy in hóa đơn tính tiền thường có 02 kích thước chủ yếu, đó là giấy K57 và K80, K57 – K80 là tượng trưng cho kích thước ngang của khổ giấy là 57mm và 80mm. Hai loại kích thước này sẽ sử dụng cho từng loại máy riêng biệt, máy K57 sẽ sử dụng được cuộn giấy K57 và tương tự đối với K80.

 

Bán giấy in bill K80

 

Giấy in Bill cắt xong được quấn một lớp giấy bạc bên ngoài để bảo quản, chống tạp chất bụi bẩn.

 

Ngoài ra nó cũng có một trường hợp ngoại lệ, máy K80 có thể sử dụng giấy K80 và K57, đó là dòng máy in Bill của hãng Citizen, còn máy K57 không thể sử dụng giấy K80 nhé bạn, do kích thước ngang không đủ để nhét cuộn giấy vào được.

 

Đối với máy K80 mà bạn sử dụng giấy K57 thì bắt buộc phần mềm quản lý và in phải điều chỉnh đúng kích thước K57 nếu không in ra sẽ bị lệch, không in được.

 

4, Có loại máy in hóa đơn, máy in Bill nào mà phải sử dụng Ruy Băng in mực giống máy in tem nhãn mã vạch không ?

 

Thưa các bạn là không, hiện nay chưa có phát minh nào và ở Việt Nam cũng không có dòng máy nào như vậy, nếu bạn muốn như vậy bạn có thể mua một cái máy in mã vạch về và lắp giấy như in bình thường, nhưng nói trước sẽ không có kết quả tốt.

 

5, Cách bảo quản đầu in nhiệt của máy in Bill như thế nào ?

 

Thông thường một máy in nhiệt trực tiếp không có ribbon mực sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến đầu in, tuổi thọ đầu in giảm đáng kể do đó khâu bảo dưỡng bảo trì, vệ sinh đầu in nhiệt phải được làm thường xuyên. Bạn có thể dùng một chút cồn hoặc một chút xăng Zippo với cục bông gòn thấm nước lâu thường xuyên, chu kỳ khoảng sau khi thay vài ba cuộn giấy.

 

Thứ hai khâu bảo quản máy, giấy in bill phải sạch sẽ, tránh tạp chất.

 

Vấn đề quan trọng nữa là chất liệu mặt giấy, mặt giấy phải bóng láng, độ dày đều và đặc biệt không có bụi giấy.

 

6, Cách chọn mua giấy tốt như thế nào ?

 

Bạn phải mua các loại giấy có nguồn góc nhãn mác rõ ràng, hiện nay trên thị trường có tràn lan các loại giấy, đâu đâu cũng nói là giấy Made In Japan nhưng thực sự thì sao, có phải Made In China không ?

 

Tôi xin chia sẻ thêm, ông bà mình có câu này “tiền nào của đó”, các bạn đừng ham rẻ, không có cái nào rẻ mà chất lượng đâu nhé. Bạn thử nghĩ xem, nếu một nhà sản xuất muốn cho sản phẩm mình rẻ nhất thì họ phải làm gì, giảm nhân công ư, hay mua máy xịn giá cao về chạy cho nhanh…

 

Không không đâu, tất cả là họ kiếm một nhà cung cấp nguyên liệu giá thật rẻ, chất lượng giảm đi một tí để mà còn có lợi nhuận nữa chứ.

 

7, Một số vấn đề cần lưu ý khi chọn mua giấy in Bill.

 

- Khổ giấy cho phù hợp máy của mình, nó là loại máy K57 hay máy K80.

 

- Chiều dài cuộn giấy bao nhiêu mét hay đường kính của cuộn giấy là bao nhiêu ? Bình thường một cuộn giấy chuẩn với đường kính phi 45mm là từ 22 đến 23m như vậy thì giấy mới chất lượng, mỏng quá sẽ làm tổn thương đầu in, mà dày quá sẽ hao phí.

 

Bán giấy in hóa đơn - giấy in nhiệt

 

Hóa đơn tính tiền hay còn gọi là Bill mà các bạn thường thấy tại các nhà hàng, quán cà phê khi kêu tính tiền.

 

- Điều này cũng quan trọng nè, đường kính của cái lõi bên trong là bao nhiêu ? Nhiều người cứ hỏi sao giá của bạn bán cao hơn chỗ khác, cũng một cuộn giấy với đường kính 45mm thì lõi giấy đúng là 13mm với đường kính trong và đường kính lõi ngoài là 17mm. Nhiều đơn vị sản xuất vì muốn giảm giá thành sản phẩm mà nâng kích thước đường kính lõi lên 20mm hoặc 25mm, cho nên các bạn chớ ham rẻ.

 

- Nếu như bạn là người quan trọng hình thức thì bạn lưu ý điểm này, mỗi cuộn giấy in bill sẽ được bọc một lớp giấy kiếng xi bạc bên ngoài nhầm tôn thêm đẳng cấp của sản phẩm, còn nếu như bạn không đề cao thì có thể mua một lốc giấy in bill khoảng 10 đến 20 cuộn khò chung một lớp màng trong.

 

Xin chia sẻ thêm cho các bạn một số thông tin, hoặc có thể tham khảo thêm tại http://mavachbinhduong.vn/san-pham/giay-in-bill-58-118.htm

 

 

 


TIN CÙNG CHUYÊN MỤC: Thiết bị quản lý cửa hàng

09 Yếu tố cần xem xét khi lựa chọn giấy in tem nhãn mã vạch.

Phương tiện truyền thông tiêu hao là một thành phần quan trọng của hệ thống in tem nhãn trên máy mã vạch. Có nhãn đúng cho các ứng dụng của bạn và có thể cải thiện độ chính xác, chi phí thấp hơn vật liệu xử lý và thực hiện hiệu quả hơn trong hoạt động kho hàng của bạn. Đối với nhiều người, việc chọn ra các nhãn đúng có thể là một vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, nếu bạn nhớ các ký tự chính trong Barcode thì sẽ không có một vấn đề gì.

Cách bảo quản để kéo dài tuổi thọ đầu in nhiệt máy in mã vạch.

Làm thế nào để bảo quản đầu in máy in mã vạch? Đầu in mã vạch là một mắc xích cực kỳ quan trọng trong hệ thống máy in mã vạch, chất lượng bản in có tốt hay không nó quyết định đến 90%. Giá trị của nó chiếm 1/3 tổng giá trị của một máy in khi mua mới, nó là một sản phẩm cực kỳ tiêu hao nếu như bạn sử dụng và bảo quản không đúng cách. Chúng tôi nhận rất nhiều lời than phiền tại sao máy in tem nhãn mới mua nữa năm mà đầu in nhiệt lại hư, bị trầy xước, hôm nay tôi xin trình bày một số phương pháp làm thế nào để bảo quản đầu in nhiệt được sử dụng lâu dài, hãy dành chút thời gian đọc hết bài viết này và tôi cam đoan nó sẽ giúp ích cho bạn đến 99%.

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT ĐỂ KÉO DÀI TUỔI THỌ MÁY IN MÃ VẠCH.

Máy in hoạt động thường xuyên và để tại một chỗ sẽ có rất nhiều bụi bẩn bám vào, những hạt bụi này càng ngày bám càng nhiều nó sẽ ảnh hưởng đến tốc độ cũng như khả năng hoạt động của máy. Vì vậy, khi thay giấy và ribbon bạn hãy dành chút thời gian vệ sinh cho máy, ngoài ra bạn có thể dùng cây cọ quét những khu vực nằm sâu trong máy như bánh răng, nhông để đảm bảo máy luôn hoạt động trơn chu.

Giấy decal in tem nhãn mã vạch và các chế độ in trên máy barcode.

Giấy in mã vạch hay còn gọi là decal in mã vạch là loại giấy chuyên dùng để in thông tin của mã vạch lên hàng hóa đó thông qua máy in mã vạch, khổ giấy được bế theo từng kích thước con tem nên cũng thường gọi là tem in mã vạch hoặc nhãn in mã vạch. Giấy in mã vạch thông thường có 02 lớp, mặt trước là lớp bóng hoặc nhám dùng để in thông tin hàng hóa, mặt sau có lớp keo dùng để dán lên sản phẩm.

TEM NHÃN MÃ VẠCH VÀ GIẢI PHÁP IN ẤN.

Nhãn in là một thành phần quan trọng của bất kỳ ứng dụng nào trong đó mặt hàng cần phải được xác định một cách nhanh chóng và dễ dàng. Mặc dù nhãn in có thể có vẻ phức tạp khi lần đầu tiên sử dụng nhưng lợi ích của nó là rất mạnh mẽ và được tạo ra đúng cách. Cho dù bạn đang làm nhãn cho các lô hàng hay đối với một nhà kinh doanh, hoặc cho các sản phẩm, một nhãn hiệu barcode là một công cụ đáng tin cậy để giúp quản lý hệ thống theo dõi bất kỳ.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG BẢN IN TEM NHÃN MÃ VẠCH.

Vấn đề chất lượng in và bản in có thể được gây ra bởi vô số các nguồn hoặc kết hợp giữa các nguồn với nhau. Dưới đây là một danh sách các thông số ảnh hưởng đến quá trình in nhiệt trên máy in mã vạch. 1, Tốc độ của máy in. 2, Nhiệt độ đốt nóng của đầu in. 3, Thành phần đặc điểm của bề mặt tem nhãn nguyên liệu. 4, Độ phân giải của máy in và đầu in. 5, Trục áp lực tác động lên đầu in. 6, Mối liên kết giữa trục lăn và đầu in. 7, Mối liên hệ và sự kết dính giữa các lực lượng trong thành phần máy in.

CẤU TẠO ĐẦU IN MÃ VẠCH, ĐẦU IN NHIỆT.

Thành phần chính bên trong của một đầu in nhiệt là sản phẩm của các yếu tố nhiệt hợp kim sắt được bảo vệ bởi một lớp kính đặc biệt mà các thuộc tính cho phép truyền nhiệt hiệu quả và ổn định trong một khoảng thời gian dài. Các yếu tố làm nóng chỉ nằm tại một vị trí nhỏ bên dưới chạy dọc theo chiều rộng của đầu in.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI CHỌN MUA ĐẦU ĐỌC MÃ VẠCH.

Máy quét mã vạch, máy đọc mã vạch ngày nay đã trở thành công cụ đắc lực trong quản lý sản phẩm cho các ngành bán lẻ, kiểm kho, y tế...Làm thế nào để lựa chọn một máy quét mã vạch vừa chất lượng lại phù hợp với mục đích sử dụng của doanh nghiệp. Chúng tôi xin chia sẻ với quý khách hàng những lưu ý khi lựa chọn máy đọc mã vạch, máy quét mã vạch như sau:

THÀNH PHẦN CẤU TẠO VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẦU ĐỌC MÃ VẠCH.

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng, nhiều loại máy quét mã vạch, mỗi loại sẽ có một tính năng đặc trưng riêng nhưng chung quy để hình thành một máy quét mã vạch phải có đầy đủ 03 thành phần chính sau: 1, Thứ nhất là Bộ phận quét barcode : phát ra 1 chùm tia sáng vào ký hiệu mã vạch để lấy thông tin, tùy theo công nghệ chế tạo mà người ta chia làm 2 loại barcode scanner: